Đặt xe trực tuyến

lunchtime facial

Lễ cưới của người Việt Nam - Phong tục và lễ nghi thời xưa

Trong đời sống hôn nhân của người Việt Nam có quan niệm rằng "Trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng", khi trai gái lấy nhau được gọi là đám cưới, lễ cưới hoặc ngắn gọn hơn là cưới. Đối với người Việt xưa, lễ cưới là một trong bốn nghi lễ quan trọng và được xã hội quan tâm nhiều hơn cả.

Lễ cưới của người Việt Nam - Phong tục và lễ nghi dân gian thời xưa

 

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc phục vụ trọn gói thuê xe đám cưới, Sen Vàng Trans chuyên cung cấp dịch vụ cho thuê xe xin chia sẻ một số quan niệm về lễ cưới của người Việt xưa và nay.

 

Trong đời sống hôn nhân của người Việt Nam có quan niệm rằng "Trai khôn lấy vợ, gái lớn gả chồng", khi trai gái lấy nhau được gọi là đám cưới, lễ cưới hoặc ngắn gọn hơn là cưới, gọi theo tiếng Hán-Việt là giá thú(giá là lấy vợ, thú là lấy chồng). Đối với người Việt xưa, lễ cưới là một trong bốn nghi lễ quan trọng(quan, hôn, tang, tế) và được xã hội quan tâm nhiều hơn cả.

 

Lễ cưới của người Việt Nam - Phong tục và lễ nghi thời xưa 1

Phong tục và lễ nghi đám cưới người Việt xưa.

 

Quan niệm về hôn nhân

 

Thời phong kiến, theo luân lý "tam cương ngũ thường", con cái mà còn cha mẹ khi nào cũng ở địa vị phụ thuộc, việc hôn nhân của con cái cha mẹ có quyền độc đoán và "đặt đâu ngồi đấy". Chính sự không cần biết ái tình của con cái, chỉ cốt tìm được nơi "môn đăng hộ đối" là cha mẹ nhờ "mối lái" sắp đặt để đính hôn nên đã xảy ra tệ tảo hôn(đính hôn khi con cái còn trẻ dại) và tục phúc hôn(hứa hôn khi còn trong bụng mẹ).

 

Người xưa quan niệm mục đích hôn nhân cốt duy trì gia thống cho nên việc hôn nhân là việc chung của gia tộc chứ không phải việc riêng của con cái. Bởi vậy định vợ gả chồng cho con là quyền quyết định của cha mẹ. Nghĩa vụ của mỗi người đối với tổ tiên, dòng họ là phải truyền giống về sau để "vĩnh truyền tông tộc", do đó luân lý cho người "vô hậu" là phạm điều bất hiếu rất lớn. Việc hôn nhân không những chỉ có nguyên nhân huyết thống mà còn có nguyên nhân về vấn đề kinh tế. Người vợ không những phải sinh con đẻ cái nối dõi tông đường mà còn phải làm lụng và coi sóc việc nhà cho gia đình nhà chồng.

 

Thời xưa có quan niệm "đa thê, đa thiếp", nghĩa là cho phép đàn ông được phép có nhiều vợ mà không phải vì vợ chính không sinh con hay chỉ sinh con gái. Lấy thiếp (còn gọi là vợ lẽ, vợ hai, vợ ba, nàng hầu...) không cần tổ chức lễ cưới và vì người thiếp không phải là một phần tử trọng yếu trong gia đình nên chồng hay vợ chính muốn đuổi khi nào cũng được.

 

Lễ cưới của người Việt Nam - Phong tục và lễ nghi thời xưa 2

Lễ vật không thể thiếu trong lễ ăn hỏi.

 

Lễ nghi dân gian

 

Dân gian coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người (sự nghiệp, làm nhà và cưới vợ) khi nhấn mạnh trong câu ca dao: "tậu trâu cưới vợ làm nhà..."Trước đây (và cả bây giờ) người Việt gọi lễ cưới là hôn lễ. Theo giải thích của nhà sử học Đào Duy Anh, chữ "hôn" nguyên nghĩa là chiều hôm, theo lễ tục xưa người ta làm lễ cưới vào buổi chiều tối, bởi vì buổi chiều tối là lúc dương qua âm lại, âm dương giao hoán với nhau được thuần, cho nên dùng giờ này để làm hôn lễ, tức là thuận theo lẽ tuần hoàn của trời đất

 

Ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa, hôn nhân của người Việt xưa có sáu lễ chính. Để tiến đến lễ cưới, hai gia đình phải thực hiện những lễ chính sau:

 

- Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp "nhạn" để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.

 

- Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng đẻ của người con gái.

 

- Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi.

 

- Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, bằng chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.

 

- Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.

 

- Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.

 

Lễ cưới dân gian 

 

Khi nhà trai xin cưới và nếu nhà gái thuận thì trả lời cho ông bà mai. Sự trả lời này còn bao gồm việc thách cưới, nghĩa là nhà gái đòi nhà trai trong lễ đón dâu phải có những đồ lễ gì, bao nhiêu. Thách cưới, nhà gái thường đòi với số lượng lớn, yêu cầu thường là trầu rượu, cau, trà, bánh trái, gạo, heo, đồ trang sức, y phục cho cô dâu và tiền mặt.

 

Đúng ngày cưới, người ta chọn giờ "hoàng đạo" mới đi, thường là về chiều, có nơi đi vào chập tối. Dẫn đầu đám rước đàng trai là một cụ già nhiều tuổi được dân làng kính nể vì tuổi tác, tư cách, địa vị xã hội, đóng vai chủ hôn.

 

Ở miền Bắc Việt Nam ngày xưa, tại nhà trai, người ta chờ đợi đám rước dâu về. Một quả lò than đốt hồng đặt trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu với nghĩa: lửa hồng sẽ đốt hết những tà ma theo ám ảnh cô dâu và sẽ đốt vía của tất cả những kẻ độc mồm độc miệng đã quở mắng cô dâu ở dọc đường.

 

Cô dâu vào lễ gia tiên nhà chồng xong, ông bà cũng như cha mẹ chồng tặng cho cô dâu món quà, thường là tiền hoặc là đồ nữ trang.

 

Lễ tơ hồng được cử hành rất đơn giản. Bàn thờ thiết lập ngoài trời, bày lư hương và nến hay đèn, tế vật dùng xôi, gà, trầu, rượu.

 

Hai ngày sau lễ cưới, vợ chồng đưa nhau về thăm cha mẹ vợ với một số lễ vật, tùy theo tập tục địa phương bên vợ. Xưa lễ này gọi là "Nhị hỷ". Nếu nhà chồng ở cách xa quá mà không có điều kiện đi xe về được trong hai ngày thì có thể để bốn ngày sau, gọi là "Tứ hỷ".

 

Theo tục lệ vợ chồng đem lễ chay hoặc lễ mặn về nhà để cúng gia tiên, để trình bày với gia tiên và cha mẹ, cùng họ hàng việc cưới đã xong xuôi toàn mãn.

BÀI VIẾT "Lễ cưới của người Việt Nam - Phong tục và lễ nghi thời xưa"

Nguồn tổng hợp từ các website.



SEN VANG TRANSPORTATION

Địa chỉ: Tầng 3, Toà nhà nhà Vinashin, Lô CC1, I.3.1, Phố Trần Thủ Độ, P. Hoàng Liệt, Q. Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0988 087 729  0922 695 555 

Email: chothuexehanoi68@gmail.com


Nếu bạn đang có vấn đề cần giải đáp, hãy mạnh dạn chia sẽ với chúng tôi. Chúng tôi rất sẵn lòng hỗ trợ các bạn.

TIN LIÊN QUAN

Hotline
092269 5555